Một cách hiểu khác về Lean – sản xuất tinh gọn đó là việc nhắm đến mục tiêu: với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn. Hãy cùng Viện tìm câu trả lời chi tiết Lean là gì nhé!
Hệ thống Sản xuất của Toyota (TPS) là gì? Khác biệt TPS và Lean là gì?
Sau thành công rực rỡ của công ty TOYOTA nhờ TPS (Toyota Production System), các học giả người Mỹ, những người đã từng làm việc lâu năm trong các công ty của hãng Toyota dùng nó làm cở sở để viết nên triết lý “Sản xuất Lean” hay “Sản xuất tinh gọn” cho tất cả các ngành kinh doanh khác.
Quan niệm truyền thống, trong môi trường kinh doanh hiện nay có sự cạnh tranh và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, không thể tăng giá bán.Theo quan điểm của TOYOTA, khi tiến hành giảm giá thành, giữ nguyên lợi nhuận thì giá bán trở nên cạnh tranh hơn. Sự thay đổi nhỏ này làm thay đổi các mô hình quản lý sản xuất làm cho giá bán trở nên cạnh tranh hơn bằng cách giảm giá thành.
TPS nổi tiếng về việc tập trung triệt tiêu bảy hao phí theo Toyota nhằm làm tăng toàn bộ giá trị khách hàng (mặc dù Lean và TPS có quan điểm khác nhau về cách thực hiện việc này). Sự tăng trưởng vững chắc của Toyota, từ một công ty nhỏ đến nhà sản xuất ôtô hàngđầu thế giới là nhờ đã tập trung sự chú ý vào cách việc thực hiện điều này.
Lean là gì?
Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là tổ hợp các phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quá trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn đối thủ của người sản xuất.
Lãng phí là gì?
Lãng phí là những thứ làm tốn thời gian, nguồn lực hay chiếm chỗ, nhưng không làm tăng thêm giá trị của sản phẩm hay dịch vụ phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.
Thêm giá trị (Giá trị gia tăng – value add): Là thay đổi hình dáng, kích thước, chức năng vật liễu để đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Không thêm giá trị (non-value add): Là các hoạt động làm tăng thêm chi phí nhưng không tăng thêm giá trị cho sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh (còn gọi là lãng phí).
Ứng dụng Lean như thế nào?
Dựa trên mô hình sản xuất tinh gọn, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng những nguồn lực quan trọng để:
– Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất. Cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất. Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm.
– Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả;
– Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng.
– Quan hệ gần gũi hơn với số lượng nhà cung cấp ít hơn. Chất lượng tốt hơn và đáng tin hơn. Những nhà cung cấp có thể cung cấp những lô nhỏ vật liệu và phụ tùng trực tiếp cho các quá trình sản xuất, vừa đủ, vừa đúng cho sản xuất; giảm tối đa tồn kho.
– Sử dụng việc trao đổi thông tin điện tử với những nhà cung cấp và khách hàng.
– Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm và biến thể ít mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng.
– Thiết kế những sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn.
– Thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mà yêu cầu tùy biến của khách hàng có thể thực hiện được. Dựa trên những bộ phận và mô đun được chuẩn hóa, và càng mới càng tốt.
Có thể thấy, các ứng dụng trên đều làm doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm giá thành sản xuất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trải nghiệm thực tế – Trang trại SEF Củ Chi
Đánh giá rủi ro là gì? Các bước tiến hành đánh giá rủi ro
Quy định các loại biển báo trong an toàn lao động
Đào tạo Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng – Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons
Đào tạo Kaizen 5S cho Tập đoàn Messer Việt Nam
Đánh giá viên trưởng là gì? Vị trí Lead Auditor là gì?