So sánh giữa KCS và QCS – TQM

So sánh KCS và QCS - TQM

Bạn có từng thắc mắc KCS và QCS – TQM là gì? Cùng UCI tham khảo bảng so sánh dưới đây để thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Định nghĩa KCS và QCS – TQM

KCS là gì?

KCS là viết tắt của từ Kiểm tra (K) – Chất lượng (C) – Sản phẩm (S): bộ phận (phòng, ban) kiểm tra việc tuân thủ quy trình công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

QCS là gì?

Quality Compliance Systems (QCS) – hệ thống tuân thủ chất lượng, là một hệ thống quản lý tuân thủ được thiết kế từ đầu để kết hợp TQM.

QCS kết hợp thu thập dữ liệu như một phần không thể thiếu của quy trình tuân thủ. Thông tin được ghi lại trong các khu vực khác nhau được đưa vào hệ thống và phân tích đúng cách. Kết quả được chuyển tiếp, để sửa đổi dịch vụ chăm sóc hoặc bất kỳ khía cạnh nào khác của dịch vụ có ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc.

TQM là gì?

Quản lí chất lượng toàn diện (TQM) là từ viết tắt của total quality management, viết tắt là TQM.

Quản lí chất lượng toàn diện nhằm quản lí chất lượng trên qui mô tổng thể để thỏa mãn các nhu cầu bên trong và bên ngoài. Nó bao gồm chất lượng của thông tin, đào tạo, thái độ tác phong, cách cư xử, mục tiêu, tổ chức, mối quan hệ nội bộ giữa các phòng ban, những phương tiện, công cụ, điều kiện để thực hiện công việc, sản phẩm dịch vụ ở bên trong và bên ngoài.

2. So sánh giữa KCS và QCS – TQM

KCS

QCS – TQM

Mục đích KCS và QCS – TQM

  • Quan tâm đến sản phẩm
  • Phân hạng sản phẩm
  • Chấp nhận phế phẩm
  • Kiểm tra trong và sau sản xuất
  • Quan tâm đến tác nhân ảnh hưởng tới chất lượng từ thiết kế, sản xuất đến tiêu dùng.
  • Tác động đến con người bằng giáo dục, đào tạo, nâng cao tay nghề.
  • Không chấp nhận có phế phẩm
  • Kiểm soát quá trình.

Phương thức thực hiện

  • Xây dựng các loại tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn thao tác.
  • Hệ thống tổ chức trực tuyến, dày.
  • Nâng cao nhận thức về các yếu tổ ảnh hưởng tới chất lượng quản lý.
  • Hệ thống tổ chức chéo – chức năng, phăng hay mỏng.

Vị trí trong dây chuyền sản xuất

  • Nằm ngoài dây chuyền sản xuất
  • Kiểm tra theo công đoạn và sản phẩm cuối cùng
  • Nhập thân vào dây chuyền sản xuất ngay từ thiết kế.
  • Người sản xuất tự kiểm tra chi tiết sản phẩm.

Nhân lực KCS và QCS – TQM

  • Nhân viên KCS thực thi và chịu trách nhiệm về chất lượng.
  • Các đơn vị có nhân viên KCS và bộ phận sửa chữa lại.
  • Toàn bộ thành viên là tác nhân chất lượng.
  • Trách nhiệm chính là lãnh đạo.
  • Tổ chức các nhóm kiểm soát chất lượng (QCC).

Kết quả KCS và QCS – TQM

  • Lãng phí người và nguyên vật liệu, chi phí không chất lượng tăng.
  • Không tìm được nguyên nhân sai lỗi.
  • Suy giảm vị thế cạnh tranh.
  • Nâng cao chất lượng, hạ giá thành, chi phí không chất lượng giảm.
  • Lợi nhuận tăng, tạo ra kỳ vọng cải tiến.
  • Tăng vị thế cạnh tranh.

Mỗi hệ thống đều có những cách quản lý sản phẩm khác nhau, mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích khác nhau. Nắm rõ các ưu khuyết điểm của từng hệ thống để kết hợp chúng với nhau sẽ mang lại những lợi tích không tưởng về chất và lượng.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
HOTLINE 0919.036.365