Viện nghiên cứu quản trị kinh doanh
Learning for doing
0919.036.365

Nghề QC sẽ làm gì và những mức lương khủng mà bạn chưa biết?

12/09/2019
Nghề QC sẽ làm gì và những mức lương khủng mà bạn chưa biết?
Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết các hiệp định FTA, AEC, TPP hay các hiệp định EFTA. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng được thành lập ngày càng nhiều hơn. Yêu cầu nâng cao năng lực quản lý, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu. Đó cũng chính là cơ hội nghề nghiệp được mở ra cho QC. Bên cạnh đó, mức lương cao nhất theo khảo sát cho nhân viên QC từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng, đối với cấp Manager lên đến 20 đến 90tr/tháng. Đây là một động lực rất lớn cho các bạn theo đuổi con đường trở thành nhân viên QC chuyên nghiệp và vững chắc trong tương lai.
   Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết các hiệp định FTA, AEC, TPP hay các hiệp định EFTA. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng được thành lập ngày càng nhiều hơn. Yêu cầu nâng cao năng lực quản lý, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu. Đó cũng chính là cơ hội nghề nghiệp được mở ra cho QC. Bên cạnh đó, mức lương cao nhất theo khảo sát cho nhân viên QC từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng, đối với cấp Manager lên đến 20 đến 90tr/tháng. Đây là một động lực rất lớn cho các bạn theo đuổi con đường trở thành nhân viên QC chuyên nghiệp và vững chắc trong tương lai.
QC là ngành nghề nghiệp phát sinh trong nền kinh tế thị trường để phục vụ theo cho nhu cầu của xã hội. Vì vậy, hiện nay chưa có một trường đại học nào đào tạo chuyên về ngành nghề này. Hiểu được nhu cầu và tầm quan trọng của nhân viên QC trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện tại và trong tương lai. Hơn 10 năm qua Viện UCI không ngừng mở các lớp đào tạo và cấp chứng chỉ cho nghề QC từ cơ bản đến nâng cao (QC Green Belt - Chương trình độc quyền).
Nội dung:
I. QC là gì?
II. Nhân viên QC làm các công việc gì?
III. Vai trò của một nhân viên QC
IV. Yêu cầu cơ bản để trở thành một QC

I. QC là gì?
QC (Quality Control): là nhân viên kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất (hay còn gọi với tên khác là nhân viên KCS) – đảm nhận nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra từng công đoạn trong quy trình sản xuất để đảm bảo thành phẩm đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu.
Nhân viên QC thông thường được chia thành 3 vị trí:
1.  Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC - Input Quality Control)
2.  Nhân viên kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất (PQC - (Process Quality Control)
3.  Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC - Output Quality Control)

II. Công việc của nhân viên QC là gì?
Trên thực tế, hai khái niệm nhân viên QA và nhân viên QC vẫn hay bị nhầm lẫn với nhau. Trước khi tìm hiểu kĩ nhân viên QC là gì, chúng ta hãy cùng đi phân biệt hai khái niệm này.
 QA (Quality Assurance): là nhân viên đảm bảo chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất – có nhiệm vụ xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và giám sát, đo lường việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng đề ra.
  QC (Quality Control): là nhân viên kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất (còn được gọi là nhân viên KCS) – trực tiếp thực hiện kiểm tra từng khâu trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng đầu ra theo các tiêu chuẩn định sẵn.

III. Vai trò của một nhân viên QC:
- Nhân viên QC là người chịu trách nhiệm sản phẩm từ khi bắt đầu nhập nguồn nguyên liệu đầu vào cho tới khi sản xuất sản phẩm đầu ra tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Công việc của nhân viên QC diễn ra thường xuyên, liên tục và đòi hỏi họ phải chịu áp lực công việc rất lớn. QC đóng vai trò xây dựng nên tên tuổi, thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp.
- Bộ phận QC có vai trò rất quan trọng trong một công ty sản xuất. Sứ mệnh của bộ phận QC là bộ lọc của quá trình sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm hoàn hảo nhất với chất lượng tốt nhất.
- Bộ phận QC làm việc trực tiếp tại các phân xưởng, nhà máy và giám sát từng công đoạn của sản phẩm để tránh những rủi ro trong quá trình sản xuất.

IV. Những yêu cầu cơ bản để trở thành một QC: Những kỹ năng cần thiết mà một nhà QC cần có để đảm bảo công việc tốt, để trở thành một QC giỏi.
1. Kỹ năng quản lý: Đây là một kỹ năng quan trọng của nhân viên QC. Tùy vào quy mô của công ty mà mức độ yêu cầu kỹ năng này cũng có sự khác nhau. Kỹ năng này thể hiện ở việc quản lý năng suất lao động, thời gian lao động và các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất. Một nhân viên QC giỏi sẽ hiểu được năng suất của từng chuyền công nhân để tổ chức phân phối, huy động công nhân để đảm bảo tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Khi kỹ năng quản lý tốt, nhân viên QC sẽ luôn hoàn thành chỉ tiêu công việc được giao ở mức độ hiệu quả cao nhất.
2. Kỹ năng giám sát: Trong doanh nghiệp, nhân viên QC đảm nhiệm công việc kiểm soát từng giai đoạn của hoạt động sản xuất: nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra. Kỹ năng giám sát là kỹ năng bắt buộc đối với một nhân viên QC.
Nếu nhân viên QC có kỹ năng giám sát tốt thì họ mới có thể nhanh chóng phát hiện ra những sai sót, khuyết tật của sản phẩm và kịp thời đưa ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Ngược lại, nếu kỹ năng giám sát của nhân viên QC không tốt thì họ sẽ không phát hiện được những lỗi kỹ thuật trong quy trình sản xuất. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hình ảnh của công ty trong mắt người khách hàng và đối tác.
3. Kỹ năng xử lý sự cố nhanh: Trong quá trình sản xuất rất khó để tránh được mọi rủi ro và sai sót vì có nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan tác động đến hoạt động sản xuất của công ty. Nhân viên QC phải luôn chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho các tình huống như: nguyên vật liệu bị hỏng, quy trình sản xuất lỗi kỹ thuật, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn trong chuỗi cung ứng,... Và với mọi rủi ro xảy ra, nhân viên QC phải có kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, nhạy bén.
Ngay khi phát hiện ra những vấn đề này, nhân viên QC phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và phương án khắc phục nhanh nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
4. Không ngừng học hỏi: Những phần mềm quản lý và kiểm tra đều là thiết bị công nghệ, mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một nhân viên QC cần theo kịp những xu hướng công nghệ hiện đại nhất để không bị lạc hậu. Đương nhiên, bạn càng biết nhiều về công nghệ kiểm soát chất lượng thì giá trị của bạn trong công ty ngày càng được nâng lên.
5. Lòng kiên nhẫn: Do tính chất công việc nên nhân QC đòi hỏi đức tính cẩn thận và tỉ mỉ. Để làm được điều đó thì lòng kiên nhẫn là không thể thiếu được. Việc bạn vội vã ở bất kì một công đoạn sản xuất nào dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, “sai một ly, đi một dặm”.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành nghề QC mà bạn cần phải hiểu và ứng dụng trong công việc QC. Để có thể thăng tiến được trong công việc, đạt được móc thu nhập cao nhất (90 triệu/tháng) ngoài những kỹ năng ở trên bạn cần trao dồi học tập,cải tiến liên tục mỗi ngày (daily kaizen) để nâng cao kiến thức ở những đơn vị đào tạo có chuyên môn giảng dạy, tư vấn doanh nghiệp và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Trong đó, Viện UCI là đơn vị đầu tiên mà bạn nên tìm hiểu và số lượng học viên mỗi năm đào tạo đạt 5.000 học viên và hơn 3.000 học viên có việc làm QC và vị trí ngày càng được thăng tiến.
 

Lịch khai giảng Khóa cơ bản QC - HSE - FSMS Yellow Belt 

- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 11/06/2023 - Hình thức học ONLINE (8 ngày chủ nhật)

- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 02/07/2023 - Hình thức học OFFLINE (8 ngày chủ nhật)

- Ca tối 246 (19h00-21h00): 10/07/2023 - Hình thức học ONLINE (16 buổi tối)

* Học phí: 2.950.000 vnđ/học viên
Sau khi kết thúc khóa học (Online/Offline) đều nhận được chứng chỉ như nhau, song ngữ, có giá trị toàn quốc và hiệu lực công chứng chứng thực.

Lịch khai giảng khóa Lead Auditor ISO 9001:2015 

- Ca chủ nhật (8h30-16h00), khai giảng ngày 28/05/2023, hình thức học ONLINE.

Lịch khai giảng Khóa nâng cao HSE Green Belt, Black Belt 

- Ca tối 3 5 (19h00-21h00), khai giảng ngày 13/06/2023, hình thức học ONLINE.

Lịch khai giảng Khóa nâng cao QC & Kaizen Lean 6 Sigma Green Belt, Black Belt 

- Ca tối 3 5 (19h00-21h00), khai giảng ngày 04/07/2023, hình thức học ONLINE.

** Độc quyền: Nhận chứng chỉ quốc tế của Đại học Lincoln có tra code chứng chỉ trên hệ thống website của trường Đại học Lincoln đối với khóa Green, Black và Kaizen Lean 6 Sigma.
Viện UCI

Liên hệ

Họ và tên *
Email *
Công ty
Lĩnh vực hoạt động
Điện thoại
Nội dung*
Mã bảo vệ*

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 97 Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh
Email: [email protected]
Điện thoại:
 02862765771 
Hotline:
 
0919 036 365 hoặc 0909 037 365    

            



Đăng ký ngay
Đại Học Cấp Bằng Quốc Tế
Tư vấn  doanh nghiệp

KHÁCH HÀNG TƯ VẤN & ĐÀO TẠO

  • Công ty Vietnam Airlines
  • Công ty Nệm Vạn Thành
  • Công ty SYM
  • Tập Đoàn Phong Phú
  • Công ty OFM
  • Công ty xi măng Hà Tiên 1
  • Công ty Cocacola
  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Công ty DOOSAN
  • Công ty SANOFI
  • Công ty QUI PHUC
  • Công ty LIKSIN
  • Công ty YCH - PROTRADE
  • Công ty HONDA Việt Nam
  • Công ty Rạng Đông
  • Bệnh Viện Hoàn Mỹ
  • Công ty Cholimex
  • Công ty Vinh Xuân
  • Công ty Dầu Tiếng
  • Công ty Kiên Việt
  • Công ty RICONS
  • Công ty SYM
  • Công ty C.P Thái Lan
  • Công ty ONP Việt Nam
  • Công ty Đạm Cà Mau
  • Tổng công ty Bến Thành
  • Tổng công ty Petrolimex
  • Công Ty Geleximco
  • Bệnh viện Sản nhi Long An
  • Công Ty TNHH Điện Máy Aqua Việt Nam
  • Công ty TNHH SPARTRONICS Việt Nam
  • CÔNG TY TNHH KHÍ CÔNG NGHIỆP MESSER VIỆT NAM
  • Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam
  • Công ty TNHH QL Farms (Tây Ninh)
  • KCN Long Hậu