An toàn thực phẩm cứu sống sinh mạng. Mỗi năm đều có 600 triệu người mắc bệnh bởi gần 200 loại tác nhân gây bệnh khác nhau, với 420.000 chính là số người tử vong bởi chính những căn bệnh thực phẩm mà chúng ta có thể phòng ngừa!
Ngày An toàn thực phẩm thế giới
Ngày 7/6 đã được Đại hội đồng Y tế thế giới công nhận trở thành Ngày An toàn thực phẩm thế giới hằng năm. Ngày An toàn thực phẩm thế giới (World Food Safety Day – WFSD) lần thứ 5 sẽ được tổ chức vào ngày 7/6/2023 với mục tiêu thu hút sự chú ý và truyền cảm hứng để mọi người cùng hành động nhằm ngăn ngừa, xác định và quản lý rủi ro gây bệnh thực phẩm, góp phần xây dựng nên sự an ninh thực phẩm, sức khoẻ con người, sự phát triển nền kinh tế, sản lượng nông nghiệp, tiếp cận thị trường, sự phát triển của ngành du lịch cũng như mục tiêu phát triển bền vững.
An toàn thực phẩm cứu sống sinh mạng. Đây không chỉ là một yếu tố quan trọng đối với an ninh lương thực mà còn đóng một vai trò to lớn trong việc ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh thực phẩm. Mỗi năm đều có 600 triệu người mắc bệnh bởi gần 200 loại tác nhân gây bệnh khác nhau. Những người nghèo và những đứa trẻ chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi mắc phải những căn bệnh này. Ngoài ra, 420 000 chính là số người tử vong mỗi năm bởi những căn bệnh thực phẩm mà chúng ta có khả năng phòng ngừa.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thống kê, do quản lý kém an toàn thực phẩm, trung bình mỗi ngày có 1.600.000 mắc bệnh, 340 đứa trẻ dưới 5 tuổi tử vong do những căn bệnh thực phẩm có khả năng phòng ngừa và 200 căn bệnh (từ tiêu chảy cho đến ung thư) bắt nguồn từ thực phẩm kém chất lượng. Theo đó, 1/10 dân số thế giới hằng năm đều chịu tác động từ những căn bệnh này, vậy nên tiêu chuẩn An toàn thực phẩm đã được đưa ra nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tiêu thụ thực phẩm an toàn.
Ngày An toàn thực phẩm thế giới được xem như một cách quan trọng để:
• Nâng cao nhận thức về những vấn đề An toàn thực phẩm cho mọi người
• Chỉ ra cách phòng ngừa bệnh tật thông qua An toàn thực phẩm
• Thảo luận các phương pháp tiếp cận hiệu quả để cải thiện An toàn thực phẩm giữa các ngành
• Đưa ra những giải pháp và cách thức tăng cường An toàn thực phẩm.
Vì sao cải thiện An toàn thực phẩm lại quan trọng?
Chìa khoá để duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường sức khoẻ của mọi người nằm ở sản xuất đủ lượng thực phẩm an toàn cho mọi người. Bệnh thực phẩm thường là những căn bệnh có tính truyền nhiễm hoặc độc hại. Bệnh gây ra bởi những loại vi khuẩn, virut, ký sinh trùng hoặc các hoá chất độc hại khó nhìn thấy bằng mắt thường, chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua những thực phẩm và nguồn nước ô nhiễm.
An toàn thực phẩm đóng một vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo thực phẩm luôn “sạch” trong mọi khâu trong dây chuyền sản xuất – từ giai đoạn chuẩn bị cho tới giai đoạn tiêu thụ, cụ thể là từ khâu gieo trồng cho đến khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản và phân phối sản phẩm.

Thực phẩm kém chất lượng là mối đe doạ đối với sức khoẻ và kinh tế của con người với con số lên đến 600 triệu ca bệnh liên quan đến thực phẩm mỗi năm, điều này càng gây áp lực nặng nề tới những người vốn có sức khoẻ kém và những hộ nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em… Ước tính khoảng 420 000 người tử vong mỗi năm khi tiêu thụ phải thực phẩm ô nhiễm và những đứa trẻ dưới 5 tuổi thường phải chịu hơn 40% tác động của bệnh với số trẻ em tử vong lên đến 125 000 hằng năm.
Do đó, Ngày An toàn thực phẩm thế giới 7/6 này mang một ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao nhận thức an toàn của mọi người và khuyến khích hành động duy trì an toàn thực phẩm không chỉ trong quá trình gieo trồng, chế biến và phân phối của nhà sản xuất mà còn thúc đẩy người dân nuôi dưỡng những thói quen đảm bảo an toàn trong quá trình tiêu thụ thực phẩm như 10 nguyên tắc vàng mà tổ chức Y tế thế giới WHO đã từng đưa ra.
Làm thế nào các doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm?
Các tiêu chuẩn An toàn thực phẩm như ISO 22000, HACCP, BRC, FSSC 22000,… ra đời chính tựa như lời giải cho vấn đề này. Những tiêu chuẩn đề ra những điều khoản quản lý nghiêm ngặt xuyên suốt các quá trình sản xuất thực phẩm, ngay từ giai đoạn lựa chọn nguyên liệu từ nhà cung cấp, đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị cho đến các dịch vụ sau khi giao sản phẩm đến khách hàng. Với mục tiêu chung là đảm bảo an toàn thực phẩm nâng cao sự hài lòng của khách hàng, những tiêu chuẩn không ngừng yêu cầu cải tiến liên tục, điều này giúp cho các doanh nghiệp ngày nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như hình ảnh thương hiệu và độ tin cậy với khách hàng. Hơn nữa, cải tiến liên tục chính là các bậc thang đưa các doanh nghiệp thành công gặt hái được những thành quả phát triển bền vững trong tương lai.

Tuy nhiên, nghiêm túc tuân thủ các tiêu chuẩn cũng là thái độ vô cùng thiết yếu quyết định sự thành bại trong việc duy trì hệ thống quản lý của một doanh nghiệp. Vậy nên ngay từ những bước đầu, từ lãnh đạo cho đến nhân viên đều cần được đào tạo kỹ lưỡng để không ngừng nâng cao nhận thức xây dựng, duy trì hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn, đặc biệt các tiêu chuẩn An toàn thực phẩm.
Có thể nói, nền tảng kiến thức được xem là yếu tố quan trọng bất kể trong lĩnh vực nào, với các giảng viên hơn 20 năm đào tạo và tư vấn trong lĩnh vực quản trị chất lượng, Viện UCI hiểu rất rõ tầm quan trọng này và luôn chú trọng trong việc xây dựng nền tảng cho mọi học viên. Chính sách bảo hành khoá học 12 tháng (học bù, học lại miễn phí) cũng được Viện đưa ra nhằm đảm bảo hỗ trợ tối đa học viên nắm vững kiến thức trợ giúp cho sự phát triển trong tương lai của cá nhân và cả doanh nghiệp.