Là một cách tiếp cận có hệ thống để duy trì và cải thiện hiệu suất của quy trình, an toàn, chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của nhân viên.
Độc tố trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng không thể xem nhẹ. Do vậy, các nhà sản xuất thực phẩm ngày nay, phát triển các sản phẩm an toàn, lành mạnh là một thách thức thật sự. Áp lực từ phía người tiêu dùng, các nhà bán lẻ và luật pháp đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Đó là những yêu cầu về việc sử dụng công nghệ sản xuất làm giảm những tác động của việc canh tác lên môi trường, giảm thiểu tối đa việc sử dụng hóa chất và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời bảo vệ sức khỏe của người lao động, vật nuôi và các sinh vật biển.
Vì vậy, Chứng nhận tiêu chuẩn Global Gap đưa ra một lời cam kết cho việc thực hành nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản tốt là một yếu tố cần thiết để thâm nhập thị trường nội địa và quốc tế.
“Thừa nhận rằng, không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động vật và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động gian lận, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế và để đảm bảo tính công bằng giữa các quốc gia thì mục tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam phải được "chứng nhận - công nhận - thừa nhận" bởi các tổ chức quốc tế. Nhưng trước hết chúng ta phải hành động thì mới có cơ hội cạnh tranh bền vững trong hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
Tất cả các tổ chức thuộc mỗi ngành nghề ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc minh chứng được với các nhà đầu tư, với nhân viên, với khách hàng và các bên hữu quan khác về việc họ đã kiểm soát được hoạt động bảo đảm sức khoẻ và an toàn lao động, thể hiện qua việc quản lý được các mối nguy và tăng cường tác động tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Các quy định pháp luật ngày càng nghiêm ngặt, các chính sách kinh tế, quản lý nguồn nhân lực và các biện pháp khác ngày càng được tăng cường triển khai và áp dụng để nâng cao việc phòng ngừa và các phúc lợi sức khoẻ và an toàn lao động. Do đó, doanh nghiệp cần có một cam kết rõ ràng về các vấn đề này.
An toàn thực phẩm là vấn đề tới hạn phải được quản lý thông qua chuỗi thực phẩm từ nông trại đến người tiêu dùng. Một bước quan đối trong việc bảo vệ an tòan thực phẩm là việc thực hiện của một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) được xây dựng. Hệ thống này được kết hợp chặt chẽ trong toàn bộ các hoạt động quản lý của tổ chức và đáp ứng các yêu cầu pháp lý về chất lượng, đảm bảo an toàn tránh nguy cơ nhiễm chéo, các mối nguy vật lý, hóa học và sinh học trong toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng.
Quan tâm đến môi trường là doanh nghiệp đã một bước nâng cao hình ảnh của mình. Đồng thời, nếu các vấn đề môi trường được quản lý thích hợp sẽ góp phần tích cực về mặt kinh tế cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bằng chứng về trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp đang nhanh chóng trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá nhà cung ứng. Những khách hàng có ý thức về môi trường sẽ ưu tiên chọn những đối tác có cùng quan điểm ví dụ như những doanh nghiệp thể hiện cam kết môi trường của mình thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận như bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
Một trong những sự khác biệt giữa các doanh nghiệp phát triển và doanh nghiệp chưa có cơ hội phát triển là sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng chú trọng đến chất lượng trong phương thức hoạt động đến việc chuẩn hoá dịch vụ khách hàng và chất lượng sản phẩm, lấy chất lượng làm yếu tố hàng đầu, tổ chức doanh nghiệp sẽ phát triển hơn, hoàn thiện hơn. Nhờ được trang bị tốt hơn, tổ chức doanh nghiệp sẽ giành được những cơ hội kinh doanh mới trong một thương trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn. Trong đó, việc xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và bền vững.