Khi phát triển một loại thực phẩm đã qua chế biến và quyết định loại dinh dưỡng nào sẽ được phục vụ cho việc marketing và dán nhãn, điều này cực kỳ quan trọng để xem xét nên dùng các phương pháp chế biến nào là cần thiết.
Các loại nông sản thô là nguyên liệu ban đầu chứa rất nhiều vitamin K và C, nhưng khi được nấu chín và đóng hộp thì hàm lượng dinh dưỡng sẽ bị giảm một cách đáng kể. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng được ghi trên sản phẩm đóng gói .
Hãy nhận biết những ảnh hưởng của phương pháp chế biến sản phẩm đóng gói và những tác động của chúng đến bảng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trước khi hoàn thiện các thông số kĩ thuật và thiết kế nhãn dán.
Nhiệt độ
Vitamin C được tìm thấy ở rất nhiều các loại trái cây và rau củ quả, nhưng nó rất nhạy cảm với nhiệt. Các bước như nướng, sấy, hoặc thanh trùng để các sản phẩm này có thể tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hàm lượng vitamin C. Ngược lại, nhiệt độ thấp giúp giữ lại Vitamin C và không có ảnh hưởng xấu.
Không khí hoặc oxy
Đối với vitamin C và các loại vitamin nhạy cảm khác như viatamin A được tìm thấy ở cam và các sản phẩm có màu vàng, các phương pháp chế biến đưa không khí vào sản phẩm như đánh bông, trộn hoặc làm đầy có thể làm giảm lượng vitamin không bị oxi hóa trong sản phẩm cuối cùng.
pH
Tùy thuộc vào sản phẩm cuối cùng, điều chỉnh pH có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất hoặc ở giai đoạn cuối cùng. Vitamin B như Thiamin và B12 có thể bị ảnh hường bởi pH của công thức, làm giảm giá trị sẵn có của thành phẩm.
Ánh sáng
Đây là một thông số khó kiểm soát, việc tiếp xúc với ánh sáng trong suốt quá trình bảo quản và chế biến có thể ảnh hưởng đến sự sẵn có của một số loại vitamin như vitamin A,B,C và K. Sự di chuyển nhanh chóng từ nơi thu hoạch đến nơi đóng gói và bảo quản là rất quan trọng giúp duy trì dinh dưỡng.
Môi trường chế biến
Hầu hết các chất khoáng và vitamin đều hòa tan trong nước, vì vậy nên hạn chế sử dụng nước trong quá trình nấu để giữ lại dinh dưỡng cho sản phẩm. Axit pantothenic và vitamin B12 tan trong dầu vì thế thực phẩm có chứa các chất này thì nên giảm các chất lỏng nấu ăn có chất béo.
Thiết bị
Không phải tất cả các loại trái cây và rau củ quả đều nhạy cảm với các chất liệu của thiết bị, nhưng những loại có chứa folacin không nên nấu trong những thiết bị bằng đồng (hoặc chứa các chất phụ gia gốc đồng) nếu việc duy trì giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm là quan trọng.
Khi xác định giá trị dinh dưỡng và khoáng chất nào phù hợp với thực phẩm đã qua chế biến, tốt nhất là phân tích trong phòng thí nghiệm. Bộ phận ghi nhãn và dịch vụ dinh dưỡng (LCNS) có thể lấy kết quả phân tích và tạo nên một bảng giá trị dinh dưỡng (Nutrition Facts) cho sản phẩm đóng gói của bạn.