Theo Báo cáo các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) quốc gia năm 2020, Việt Nam có khả năng đạt được 5 trong số 17 mục tiêu SDGs đến năm 2030, gồm Mục tiêu 1; 2; 4; 13 và 17. Năm 2021, Việt Nam xếp hạng thứ 51/165 quốc gia về điểm chỉ số SDG.
Trong bài viết 17 mục tiêu phát triển bền vững của thế giới phần 1 chúng ta biết được 7 mục tiêu quan trọng đầu tiên. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng đễn với 10 mục tiêu còn lại:

Hình 1: 17 mục tiêu phát triển bền vững
Mục tiêu 8: Làm việc hiệu quả và tăng trưởng kinh tế (Decent work and economic growth)
Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững; đa dạng hóa, đổi mới và nâng cao năng suất kinh tế, thúc đẩy các chính sách hỗ trợ tạo việc làm và phát triển doanh nghiệp tạo việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 9: Công nghiệp, Đổi mới và Cơ sở hạ tầng (Industry, innovation and infrastructure)
Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa phải đảm bảo và bền vững, tăng cường đổi mới.
Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng (Reduced inequalities)

Hình 2: Xã hội bình đẳng, văn minh
Giảm bất bình đẳng trong xã hội, không phân biệt dân tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo.
Mục tiêu 11: Các thành phố và cộng đồng bền vững (Sustainable cities and communities)
Các thành phố và các khu định cư của con người phải đảm bảo, an toàn, linh hoạt và bền vững.
Mục tiêu 12: Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm (Responsible consumption and production)

Hình 3: Tuân thủ các nguyên tắc về môi trường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng
Đảm bảo các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Phải tuân thủ các quy tắc về môi trường, sản xuất kết hợp với cải tạo thiên nhiên.
Mục tiêu 13: Hành động vì khí hậu (Climate action)

HÌnh 4: Điều chỉnh lượng khí thải Công nghiệp
Thực hiện hành động khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó bằng cách điều chỉnh lượng khí thải và thúc đẩy sự phát triển trong năng lượng tái tạo.
Mục tiêu 14: Cuộc sống dưới nước (Life below water)
Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển và cả hệ thống nước ngầm.
Mục tiêu 15: Cuộc sống trên cạn (Life on land)
Bảo vệ, phục hồi và thúc đẩy sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý bền vững rừng, chống sa mạc hóa, ngăn chặn và đảo ngược suy thoái đất và ngăn chặc sự phá hủy đa dạng sinh học.
Mục tiêu 16: Hòa bình, công lý và các tổ chức mạnh mẽ (Peace, justice and strong institutions)
Thúc đẩy các xã hội hòa bình và hòa nhập để phát triển bền vững, cung cấp quyền tiếp cận công lý cho tất cả mọi người và xây dựng các tổ chức hiệu quả, có trách nhiệm phục vụ cuộc sống con người tốt nhất.
Mục tiêu 17: Hợp tác vì các mục tiêu (Partnerships for the goals)
Tăng cường các phương tiện thực hiện và phục hồi quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Cùng với mục tiêu phát triển bền vững ở vị trí thứ 4 là "Đảm bảo nền giáo dục chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người", Viện UCI luôn cải tiến theo triết lý Kaizen đảm bảo chất lượng giáo dục tốt nhất cho nguồn nhân lực nước nhà mang tầm quốc tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam vươn ra thế giới.

Hình 5: Viện UCI đảm bảo chất lượng giáo dục tốt và vươn tầm Quốc tế
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Sustainable_Development_Goals