Chứng chỉ quốc tế của trường Đại học Lincoln nằm trong 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs - Sustainable Development Goals) của thế giới nhằm hướng đến một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người.
Mục tiêu phát triển bền vững là gì?
Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững chính thức được thông qua ngày 25/9/2015 tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc với mục tiêu hoàn tất công việc dang dở của Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Chương trình Nghị sự 21 không để ai bị bỏ lại phía sau, cụ thể là chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự thịnh vượng cho tất cả mọi người.

Hình 1: 17 mục tiêu phát triển bền vững
Nội dung cụ thể của 17 mục tiêu phát triển bền vững được xếp theo thứ tự ưu tiên:
Mục tiêu 1: Xóa nghèo (No poverty)
Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi, mục tiêu là: xóa nghèo cùng cực; thực hiện các hệ thống bảo trợ xã hội; bảo đảm quyền bình đẳng về sở hữu, dịch vụ cơ bản, công nghệ và các nguồn lực kinh tế; xây dựng khả năng chống chịu với các thảm họa môi trường, kinh tế và xã hội; huy động các nguồn lực để xóa đói giảm nghèo và thiết lập khung chính sách xóa nghèo ở tất cả các cấp.
Mục tiêu 2: Không đói (Zero hunger)

Hình 2: Thực phẩm đủ và lành mạnh nên được cung cấp cho mọi người
Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Kết quả cần đạt là: chấm dứt nạn đói và cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm; chấm dứt mọi hình thức suy dinh dưỡng; năng suất nông nghiệp; hệ thống sản xuất lương thực bền vững và thực hành nông nghiệp có khả năng chống chịu; và đa dạng di truyền của hạt giống, cây trồng và động vật nuôi và thuần hóa; đầu tư, nghiên cứu và công nghệ.
Mục tiêu 3: Sức khỏe tốt và hạnh phúc (Good health and well-being)

Hình 3: Cuộc sống mọi người luôn hạnh phúc và khỏe mạnh
Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
Mục tiêu kết quả là: chống lại các bệnh truyền nhiễm; đảm bảo giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm và tăng cường sức khỏe tâm thần; trao quyền tiếp cận phổ cập đến chăm sóc tình dục và sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và giáo dục; đạt tỷ lệ bao phủ y tế toàn dân; và giảm thiểu bệnh tật và tử vong do hóa chất độc hại và ô nhiễm.
Mục tiêu 4: Chất lượng giáo dục (Quality education)

Hình 4: Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện
Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Xóa bỏ mọi phân biệt đối xử trong giáo dục; vùng miền và giới tính; xây dựng và nâng cấp các trường học hòa nhập và an toàn; mở rộng giao lưu liên kết giáo dục cho các nước đang phát triển.
Mục tiêu 5: Bình đẳng giới (Gender equality)
Đạt được bình đẳng giới,mang lại cho phụ nữ và trẻ em gái quyền bình đẳng, cơ hội sống tự do không bạo lực, không bị phân biệt đối xử, bao gồm cả nơi làm việc.
Mục tiêu 6: Nước sạch và vệ sinh (Clean water and sanitation)
Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 7: Năng lượng sạch và giá cả phải chăng (Affordable and clean energy)
Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.
Tiếp cận phổ cập năng lượng hiện đại; tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo toàn cầu; tăng gấp đôi việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và tăng cường hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận cởi mở hơn với công nghệ năng lượng sạch.
xem tiếp phần 2 tại đây!!!
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Sustainable_Development_Goals