Nhóm kiểm soát chất lượng (Quality Control Circle – QCC) hay còn được gọi là Nhóm chất lượng được khởi xướng tại Nhật Bản từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, từ những nỗ lực của người Nhật đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và xây dựng văn hoá doanh nghiệp dựa trên nền tảng con người làm trung tâm.
1. Khái niệm về Nhóm chất lượng
Hãy cùng Viện UCI tìm hiểu xem “nhóm chất lượng là gì?“.
Hoạt động nhóm chất lượng dựa trên triết lý rằng mỗi người sẽ quan tâm và tự hào hơn về công việc của mình nếu họ được tham gia trong việc đưa ra các quyết định về cách tiến hành công việc.
Qua việc phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tạo ra sự hứng thú trong công việc và một bầu không khí hợp tác, mọi nhân viên sẽ thấy nơi làm việc của họ có ý nghĩa hơn nhiều. Điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho các nhân viên, cho người lãnh đạo mà cho cả công ty.
Nhóm chất lượng (Quality Circle – QC) hay nhóm kiểm soát chất lượng ( Quality Control Circle – QCC) được định nghĩa như sau:
Nhóm chất lượng là một nhóm nhỏ gồm những người làm các công việc tương tự hoặc có liên quan, tập hợp lại một cách tự nguyện, thường xuyên gặp gỡ nhau để thảo luận về một chủ đề có ảnh hưởng đến công việc hoặc nơi làm việc của họ.
2. Mục tiêu của nhóm chất lượng
Mục tiêu 1: Tạo ra môi trường làm việc thân thiện, thông qua việc
+ Nâng cao tinh thần làm việc
+ Cải tiến mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau
+ Tiến hành làm việc theo tổ, đội một cách hiệu quả
+ Liên kết các bộ phận lại với nhau, góp phần phá vỡ các bức tường ngăn cách giữa các bộ phận khác nhau trong tổ chức.
Mục tiêu 2: Nâng cao trình độ làm việc của nhân viên thông qua
+ Đào tạo các phương pháp giải quyết vấn đề
+ Thảo luận nhóm
Mục tiêu 3: Huy động nguồn nhân lực thông qua việc
+ Tạo cơ hội cho các nhân viên phát huy tài năng của mình
+ Ghi nhận những thành quả đã đạt được
Mục tiêu 4: Nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn công ty thông qua
+ Tăng năng suất, tăng lợi nhuận của công ty, tăng thu nhập của nhân viên
+ Sản phẩm và dịch vụ đạt chất lượng cao hơn, giảm phiền hà khách hàng
+ Giảm lãng phí,…
3. Các giai đoạn hình thành Nhóm chất lượng
Giai đoạn | Hoạt động | Khó khăn có thể gặp |
Khởi đầu |
|
|
Giải quyết khó khăn ban đầu | Nhận dạng khó khăn và những vấn đề cần giải quyết | Bất đồng về nhiều vấn đề. Thiếu hiểu biết về vận hành, hạn chế. |
Thực hiện | Các nhóm hành động theo những đề nghị đã nêu ra | Sự chống lại của các nhóm khi họ buộc phải thi hành. |
Mở rộng vấn đề giải quyết | Hình thành những nhóm mới. Các nhóm cũ vẫn hoạt động | Xung đột giữa thành viên và những người không phải thành viên. Chi phí không đủ. Muốn có thưởng… |
Sau giai đoạn này, có thể có 2 chiều hướng:
- Số các nhóm suy giảm, một số tan rã, bị chỉ trích
- Do ảnh hưởng tốt nên phong trào phát triển nhanh.
Bất cứ hoạt động nào nếu làm việc theo nhóm cũng sẽ hiệu quả và đạt được năng suất cao hơn. Hoạt động theo nhóm trong quản lý chất lượng, không những lắng nghe được ý kiến từ nhiều phương diện, tiếp thu được nhiều vấn đề mới và đưa ra được nhiều phương pháp xử lý hiệu quả nhất và nhanh nhất. Khóa đào tạo QAQC Yellow Belt tại viện UCI lồng ghép các phương pháp thực hành, giúp các học viên có thể trực tiếp thực hiện phương pháp này, phân công trách nhiệm cùng điều hành nhóm chất lượng để học viên hiểu và nắm rõ hơn về Quality Circle.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích an toàn công việc (JSA)
TACCP và VACCP là gì? Khác biệt với HACCP như thế nào?
Chương trình tiên quyết (Prerequisite Program- PRP)
Một phút làm Tổng giám đốc – Đào tạo Kaizen 5S Tập đoàn Messer Việt Nam
[Free Download] ISO 14001:2015 PDF – Song ngữ Anh – Việt
Chứng chỉ ISO 14001:2015