Lợi ích của ISO 9000 là gì?

Lợi ích của ISO 9000

Sự khác biệt giữa các doanh nghiệp phát triển so với các doanh nghiệp khác nằm ở sự chuẩn bị chu đáo, chú trọng đến chất lượng trong phương thức hoạt động đến việc chuẩn hoá chất lượng từ dịch vụ cho đến sản phẩm. Nhờ được trang bị tốt hơn, tổ chức doanh nghiệp sẽ giành được những cơ hội kinh doanh mới trong một thương trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn. Trong đó, không thể phủ nhận lợi ích của việc xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000 – một tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và bền vững.

ISO 9000 là gì?

ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn Quốc tế về Hệ thống Quản lý chất lượng do Tổ Chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành lần đầu vào năm 1987 nhằm đưa ra các chuẩn mực cho Hệ thống quản lý chất lượng, không phải tiêu chuẩn cho sản phẩm, dịch vụ.

ISO 9000 có thể áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (y tế, hành chánh công, giáo dục, đăng kiểm, kiểm định hàng hóa, ….) và cho mọi qui mô hoạt động (nhỏ hoặc lớn).

Vòng đời quản lý của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 thường là 05 năm soát xét và ban hành lại. Tiêu chuẩn ISO 9000 là Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý không phải tiêu chuẩn kỹ thuật.

Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9000

Đến nay đã được soát xét và ban hành được 05 lần:

  • Lần 1 – năm 1987 (ISO 9000:1987)
  • Lần 2 – năm 1994 (ISO 9000:1994)
  • Lần 3 – năm 2000 (ISO 9000:2000)
  • Lần 4 – năm 2008 (ISO 9001:2008)
  • Lần 5 – năm 2015 (ISO 9001:2015)

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là gì?

4 tiêu chuẩn chính trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000:

  1. ISO 9000:2015 – Các thuật ngữ và định nghĩa. Hỗ trợ các thuật ngữ và định nghĩa trong các điều khoản của ISO 9001:2008. Ví dụ: định nghĩa Chất lượng là gì? Đảm bảo chất lượng là gì, Năng lực là gì?,…
  2. ISO 9001:2015 – Các yêu cầu. Đây là tiêu chuẩn để các tổ chức áp dụng theo đúng trình tự các điều khoản quy định và chứng nhận trên tiêu chuẩn này.
  3. ISO 19011:2018 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng. Đây là tiêu chuẩn hỗ trợ các tổ chức áp dụng ISO 9001 trong hoạt động đánh giá phù hợp với quy định, cụ thể là điều khoản 8.2.2 trong tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ( Đánh giá nội bộ).
  4. ISO 9004: 2018 – Hướng dẫn cải tiến. Tiêu chuẩn này hỗ trợ cho doanh nghiệp áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn ISO 9001. Tiêu chuẩn này thông thường được sử dụng  khi các tổ chức đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 9001.

Điểm khác biệt giữa ISO 9000 với ISO 9001

ISO 9000 là một bộ tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng. Trong khi đó, ISO 9001 chỉ là một tiêu chuẩn trong bộ. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cũng chứa một tiêu chuẩn riêng cùng tên. Tiêu chuẩn ISO 9000 đó đề cập và nêu rõ các cơ sở và từ vựng của Hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System – QMS).

ISO 9000 bao gồm các định nghĩa và thuật ngữ khác nhau nhằm tăng sự hiểu biết đúng đắn về các khái niệm và yêu cầu được đưa ra trong ISO 9001.

Lợi ích của ISO 9000

Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000

  • ISO 9000 hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao sự hài lòng của khách hàng, đáp ứng các yêu cầu chế định và duy trì cải tiến liên tục qua chu trình PDCA. ISO 9000 được xem là bộ tiêu chuẩn cơ bản, là nền tảng cho việc xây dựng các hệ thống chất lượng khác.
  • Nhờ vào việc đạt và duy trì cải tiến liên tục quy trình hoạt động một cách hiệu quả, sự lãng phí (thời gian, tài sản, nguồn lực) trong quá trình vận hành của các tổ chức doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể, từ đó hỗ trợ tăng năng suất làm việc.
  • Mở rộng phạm vi, cơ hội kinh doanh bởi lẽ đạt được chứng nhận ISO 9001 (tiêu chuẩn duy nhất có thể được cấp chứng nhận trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000) thường là điều kiện tiên quyết khi đấu thầu các hợp đồng.

Lợi ích của áp dụng và chứng nhận ISO 9001 trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000

  • Giảm số lượng sản phẩm/dịch vụ không đạt yêu cầu.
  • Tạo dựng niềm tin của khách hàng.
  • Nâng cao uy tín của Doanh nghiệp trên thị trường.
  • Chứng chỉ ISO 9001 giúp Doanh nghiệp vượt qua những rào cản kỹ thuật thâm nhập vào thị trường thế giới.

Áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp như thế nào?

Nếu muốn áp dụng ISO 9000 thì phải làm theo chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Action). Cần tuân thủ quy trình và lưu lại bằng chứng chứng minh cho việc tuân thủ đó.

Chu trình triển khai xây dựng và áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp

1 – Lập Kế Hoạch (Plan): Viết ra những gì cần làm

2 – Thực hiện kế hoạch (Do): Làm theo những gì đã viết

3 – Kiểm tra (Check): Theo dõi và ghi lại những gì đã làm

4 – Hành động (Action): Hành động cải tiến những gì đã viết

Lời kết UCI

Với hơn 15 năm tư vấn và đào tạo quản lý chất lượng, Viện UCI luôn chú trọng ưu tiên các kiến thức cơ bản nhằm giúp cho học viên nắm vững nền tảng, dễ dàng áp dụng kiến thức vào thực tiễn, hỗ trợ tối đa trong việc tìm hiểu và xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng khác.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
HOTLINE 0919.036.365