ISO 14064 – Tiêu chuẩn về phát thải khí nhà kính

ISO 14064

ISO 14064 – kim chỉ nam giúp các doanh nghiệp định lượng và xác minh lượng phát thải trong kiểm kê KNK. ISO 14064 gồm 3 phần cho hoạt động quản lý Khí nhà kính (KNK) từ cấp độ tổ chức đến cấp độ dự án.

Tổng quan về ISO 14064

Vào tháng 3 năm 2006, ISO đã hoàn thành quá trình phát triển kéo dài 4 năm của ISO 14064. Tiêu chuẩn quốc tế này gồm ba phần cho các hoạt động quản lý khí nhà kính. Bao gồm cả việc phát triển kiểm kê phát thải của doanh nghiệp.

Hơn 175 chuyên gia đại diện cho 45 quốc gia đã đóng góp vào quá trình phát triển. Tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu tối thiểu đối với kiểm kê KNK và cung cấp một cấu trúc cơ bản. Nhờ đó có thể thực hiện việc đánh giá độc lập nhất quán và đáng tin cậy.

Tiêu chuẩn ISO 14064 giúp cho các nhà hoạch định chính sách một nền tảng sẵn sàng về các phương pháp hay nhất để xây dựng chương trình giảm thiểu khí nhà kính. ISO 14064 cung cấp cho tổ chức cơ hội cải thiện tính nhất quán, tăng tính linh hoạt.

Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14064

ISO 14064 bao gồm ba phần, mỗi phần có một trọng tâm kỹ thuật khác nhau.

  • Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức.
  • Phần 2: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng, quan trắc và báo cáo về sự giảm thiểu phát thải hoặc tăng cường loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ dự án.
  • Phần 3: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn đối với thẩm định và kiểm định của các xác nhận khí nhà kính.

Phần 1 đề cập đến việc tiến hành kiểm kê phát thải KNK của các tổ chức. Các tập đoàn sử dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên để thu thập, hợp nhất và định lượng phát thải dữ liệu.

Phần 3 của tiêu chuẩn thiết lập quy trình xác minh tuyên bố về KNK. Bao gồm kiểm kê của tổ chức, bất kể kiểm kê có được phát triển theo Phần 1 của tiêu chuẩn hay không. Quy trình xác minh này cũng được áp dụng cho dù việc xác minh được tiến hành bởi một bên thứ ba độc lập hay bởi các đánh giá viên nội bộ của tổ chức.

Phần 2 của tiêu chuẩn đề cập đến việc định lượng và báo cáo lượng giảm phát thải từ các hoạt động của dự án. Cách tiếp cận riêng của phần 2 sẽ được đề cập trong các bài viết khác.

Sơ đồ quản lý phát thải khi triển khai dự án
Sơ đồ quản lý phát thải khi triển khai dự án

Các khía cạnh chính của ISO 14064

ISO 14064, Phần 1 bao gồm 8 phần chính với hơn 21 tiểu mục. Phần này thảo luận về các vấn đề kiểm kê KNK cho các tổ chức. Tiêu chuẩn thiết lập và xác định các nguyên tắc kiểm kê KNK chung. Cụ thể là về tính phù hợp, đầy đủ, nhất quán, chính xác và minh bạch.

Các nguyên tắc này phục vụ để hỗ trợ cả việc giải thích tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn chung để giải quyết các vấn đề nằm ngoài các yêu cầu được thiết lập bởi tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn ISO 14064 xác định ba khía cạnh chính để phát triển kiểm kê khí nhà kính cho tổ chức. Bao gồm thiết lập phạm vi kiểm kê, định lượng KNK và báo cáo KNK.

Phạm vi kiểm kê

Phạm vi kiểm kê gồm 2 phần: Phạm vi thuộc về tổ chức và phạm vi vận hành

Phạm vi thuộc về tổ chức

Phạm vi thuộc về tổ chức đề cập đến việc xác định cơ sở nào được công nhận là một phần của tổ chức tiến hành kiểm kê và nên được đưa vào kiểm kê này. Có hai cách tiếp cận để xác định phạm vi tổ chức. Cụ thể là dựa vào quyền kiểm soát và cổ phần vốn chủ sở hữu.

Tiếp cận kiểm soát

Theo cách tiếp cận kiểm soát, một tổ chức xem xét các cơ sở mà tổ chức có thẩm quyền hoạt động hoặc thực hiện các chính sách tài chính, sau đó tính toán tất cả các phát thải khí nhà kính từ các cơ sở mà tổ chức có quyền kiểm soát.

Tiếp cận chia sẻ vốn chủ sở hữu

Theo cách tiếp cận chia sẻ vốn chủ sở hữu, tổ chức hạch toán lượng phát thải từ tất cả các cơ sở mà tổ chức có một số lợi ích vốn chủ sở hữu (cho dù là số ít), nhưng tỷ lệ phần trăm của tổng lượng khí thải sẽ được tính chỉ dựa trên tỷ lệ cổ phần sở hữu trong một cơ sở hoặc doanh nghiệp phụ.

Phạm vi vận hành

Phạm vi vận hành đề cập đến các hoạt động tại một cơ sở được liệt trong bản kiểm kê. Phát thải KNK trực tiếp, hoặc phát thải từ các hoạt động trực tiếp dưới sự kiểm soát của tổ chức, chẳng hạn như đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra nhiệt, luôn được đưa vào bản kiểm kê.

Phát thải KNK gián tiếp, hoặc phát thải phát sinh từ các hoạt động của tổ chức nhưng được tạo ra bên ngoài phạm vi kiểm soát trực tiếp của tổ chức, có thể đưa vào hoặc không. Phát thải gián tiếp từ sản xuất điện luôn được bao gồm trong bản nhưng các phát thải gián tiếp khác, chẳng hạn như phát thải do nhân viên đi lại trên các phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức (ví dụ: các hãng hàng không thương mại) thì có thể lựa chọn thêm vào hoặc không.

Định lượng KNK ISO

ISO 14064-1 thiết lập quy trình định lượng phát thải KNK cho công cuộc kiểm kê.

Các bước đầu tiên của quy trình này là xác định các nguồn phát thải cụ thể trong phạm vi hoạt động cũng như lựa chọn phương pháp định lượng phát thải áp dụng cho các nguồn đã xác định.

Bước tiếp theo là thu thập dữ liệu theo yêu cầu của phương pháp đối với nguồn đó và xác định các hệ số phát thải đã thiết lập cho dữ liệu thu được.

Cuối cùng, dữ liệu và các hệ số phát thải, được áp dụng nhất quán với phương pháp định lượng. Dữ liệu được sử dụng để định lượng lượng phát thải từ các nguồn phát thải riêng lẻ. Lượng phát thải được định lượng cho từng nguồn sau đó được hợp nhất với các nguồn khác trong phạm vi hoạt động, nhưng phải đảm bảo rằng các nguồn phát thải trực tiếp và gián tiếp được tách biệt.

Các bước thực hiện kiểm kê khí nhà kính ISO 14064
Các bước thực hiện kiểm kê khí nhà kính ISO 14064

Báo cáo Khí nhà kính

Đối với báo cáo kiểm kê KNK, từng giai đoạn báo cáo phải xác định các yếu tố sau:

  • Phạm vi tổ chức của doanh nghiệp.
  • Lượng phát thải KNK từ các hạng mục hoạt động riêng lẻ.
  • Phương pháp được sử dụng để định lượng các phát thải đó.

Báo cáo nên bao gồm giải thích thích hợp về các thành phần kiểm kê này. Đặc biệt là bất kỳ loại trừ nào bên trong phạm vi đã thiết lập hoặc điều chỉnh phương pháp luận.

Báo cáo cũng phải xác định:

  • những tiêu chuẩn cụ thể nào (có thể bao gồm cả ISO 14064) hoặc,
  • các chương trình mà kiểm kê đã thực hiện và,
  • liệu việc xác minh các tiêu chuẩn hoặc chương trình này đã được thực hiện hay chưa.

Điều quan trọng cần lưu ý là trong hầu hết các trường hợp, các yếu tố chính để tiến hành kiểm kê nhà kính theo ISO 14064 thường mang tính nhất quán với những khía cạnh của Giao thức báo cáo KNK (Greenhouse Gas Protocol – GHG Protocol) – tiêu chuẩn báo cáo và kế toán doanh nghiệp được phát triển bởi Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới (WBCSD) và Viện Tài nguyên Thế giới (WRI).

Sự khác biệt giữa ISO 14064 và Giao thức báo cáo KNK

Sự khác biệt giữa hai tài liệu này là:

  • Giao thức báo cáo KNK sẽ xác định, giải thích và cung cấp các tùy chọn cho các thực hành tốt nhất về kiểm kê KNK
  • ISO 14064 thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu để tuân thủ các thực hành tốt nhất này.

Mặc dù khác nhau ở một số lĩnh vực nhỏ, giao thức và tiêu chuẩn ISO là các tài liệu bổ sung cho nhau. Tiêu chuẩn ISO xác định những việc cần làm và Giao thức KNK giải thích cách thực hiện và cách tổ chức phát triển kiểm kê KNK, việc sử dụng cả hai tiêu chuẩn ISO và Giao thức này làm tài liệu tham khảo sẽ giúp tổ chức tối đa hoá lợi ích của mình.

Ví dụ về lượng phát thải tại một doanh nghiệp
Ví dụ về lượng phát thải tại một doanh nghiệp

Các khía cạnh chính liên quan đến xác minh ISO 14064

Trong khi Phần 1 của ISO 14064 tinh chỉnh các tiêu chuẩn kiểm kê KNK và các thực hành tốt như Giao thức KNK của WBCSD/WRI, Phần 3 của ISO 14064 thiết lập một quy trình để tiến hành thẩm định và kiểm định của các xác nhận KNK, chẳng hạn như báo cáo kiểm kê KNK của một tổ chức.

Quy trình xác minh trong ISO 14064

Quy trình xác minh ISO 14064 được phát triển bằng cách sử dụng các phương pháp bắt nguồn từ các kỹ thuật kế toán tài chính và đánh giá môi trường cũng như kinh nghiệm xác minh từ các kế hoạch và chương trình KNK như Cơ chế Phát triển Sạch (Clean Development Mechanism) của Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) và Kế hoạch Mua bán Phát thải (Emission Trading Scheme) của Anh.

ISO 14064-3 cũng bắt đầu với các nguyên tắc đã được thiết lập để tiến hành xác minh KNK. Những nguyên tắc này bao gồm:

  • tính độc lập
  • đạo đức nghề nghiệp
  • tính công bằng
  • tính thận trọng nghề nghiệp.

Tương tự như những nguyên tắc trong bản kiểm kê, các nguyên tắc này nhằm hướng dẫn chung về quy trình xác minh cũng như hỗ trợ giải thích và giải quyết các vấn đề không thể giải quyết bằng tiêu chuẩn.

Nguyên tắc cơ bản trong ISO 14064-3

Quá trình xác minh ISO 14064 Phần 3 thiết lập “các nguyên tắc cơ bản” để thẩm định và kiểm định. Các nguyên tắc cơ bản này bao gồm cấp độ đảm bảo được yêu cầu (cấp độ đảm bảo có giới hạn hay cấp độ đảm bảo hợp lý), mục tiêu, tiêu chí và phạm vi, tất cả đều đóng vai trò là điểm tham chiếu liên quan đến kỳ vọng và mức độ nỗ lực mà quá trình xác minh yêu cầu.

Các nguyên tắc cơ bản của việc xác minh cũng bao gồm tính trọng yếu trong quá trình xác minh. Khía cạnh quan trọng nhất của hiệu suất xác minh, tính trọng yếu đề cập đến mức độ chính xác của xác nhận được tìm kiếm thông qua xác minh, liên quan đến lợi ích của những người có ý định thực hiện xác nhận. Ngưỡng mức độ trọng yếu xác định các thiếu sót, lỗi hoặc sai sót trong quá trình xác nhận hoặc dữ liệu dựa trên cơ sở đó có đáng kể hay không.

Các lĩnh vực trong thẩm định và kiểm định các xác nhận KNK

Việc thẩm định và kiểm định các xác nhận KNK theo ISO 14064 bao gồm việc thực hiện các đánh giá trong ba lĩnh vực: xem xét hệ thống thông tin KNK, đánh giá dữ liệu KNK và so sánh xác nhận với các tiêu chí xác minh.

  • Việc soát xét hệ thống thông tin KNK nhằm xác định những khu vực trong hệ thống có thể dẫn đến khả năng xảy ra sai sót.
  • Việc đánh giá dữ liệu KNK nhằm xem liệu những rủi ro hệ thống như vậy có dẫn đến sai sót xảy ra ảnh hưởng đến tính chính xác của cơ sở dẫn liệu hay không.
  • Cuối cùng, việc so sánh xác nhận với các tiêu chí xác minh sẽ xác định xem xác nhận đó có được phát triển phù hợp với các tiêu chuẩn hoặc yêu cầu của chương trình mà nó tuyên bố tuân theo hay không.

Mục tiêu cuối cùng để thực hiện các đánh giá này là hình thành tuyên bố xác minh (verification statement) (hoặc ý kiến của người xác minh) về xác nhận kiểm kê KNK.

Một ý kiến xác minh thuận lợi xác định rằng xác nhận kiểm kê KNK nhất quán với các tiêu chí đã xác định và chứa thông tin cho phép người dùng đưa ra quyết định chính xác dựa trên khẳng định đó.

Ý kiến cũng có thể xác định sự không nhất quán đối với các tiêu chí đã xác định, xác định trình độ hoặc hạn chế của thông tin mà nó chứa hoặc xác định chung rằng khẳng định có thể không đáng tin cậy để áp dụng cho quá trình ra quyết định của người dùng.

Nguồn: https://www3.epa.gov/ttnchie1/conference/ei16/session13/wintergreen.pdf

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
HOTLINE 0919.036.365